Sơn bả trần thạch cao là gì?
Trong quá trình thi công sơn trần thạch cao thì bước sơn bả trần thạch cao khá quan trọng. Để giúp cho trần thạch cao đạt được chất lượng hoàn thiện, mang lại diện mạo hoàn hảo, xuất sắc nhất cho bề mặt trần bằng thạch cao thì người dùng phải tiến hành thực hiện thêm một công đoạn vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định là sơn bả trần thạch cao. Vậy sơn bả trần thạch cao là gì?
Sơn bả trần thạch cao chính là sử dụng hệ sơn nước để sơn lên những tấm thạch cao, khi những tấm thạch cao này đã được đóng thành trần thạch cao nhằm mang đến vẻ đẹp hoàn thiện nhất cho trần thạch cao. Trong đó, sơn được sử dụng nhiều nhất để sơn lên trần thạch cao là sơn màu trắng hay còn gọi là sơn trắng trần.
Quy trình sơn trần thạch cao
Bản chất của tấm trần thạch cao là có bề mặt nhẵn mịn nhưng lại mang màu ghi xám. Do đó, cần phải đổi màu cho tấm thạch cao bằng quy trình sơn đúng cách, đảm bảo chất lượng sơn nội thất bám trên thạch cao.
Bước 1: Làm sạch bề mặt và phẳng
Trước tiên, để có thể đảm bảo được độ sắc nét hoàn hảo cho quá trình bả Matit thì bước vệ sinh, chuẩn bị bề mặt rất quan trọng. Trước tiên, cần xử lý và chuẩn bị bề mặt khô, ổn định và sạch sẽ bằng cách:
– Làm phẳng bề mặt trần: Sử dụng đá mài và giấy ráp để làm phẳng các vị trí gồ trên bề mặt thạch cao.
– Làm sạch bụi bẩn: Sử dụng chồi mềm quét sạch bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc và đợi bề mặt ổn định hoàn toàn mới chuyển sang bước tiếp theo.
– Xử lý các vết nứt, lỗ rỗng (nếu có) bằng các dụng cụ kỹ thuật và phải để khô 72 giờ ở 30 độ C trước khi thi công tiếp
Bước 2: Trét bột bả Matit
Thông thường, sơn bả Matit khi trần đã khô ít nhất là 7 ngày. Tuy nhiên, điều này thực tế không cần thiết, quá trình sơn bả Matit được thực hiện ngay sau khi các mối nối đã được làm khô (thông thường chỉ tốn vài tiếng chờ đợi).
– Đầu tiên, thợ thạch cao sẽ dùng băng keo để gắn các mối nối giữa các mối ghép của tấm thạch cao với nhau, xử lý các mối nối bằng bột trét chuyên dụng.
– Sau khi xử lý xong, tiến hành bả lần 1 khá quan trọng, yêu cầu phần lớp bột bả phải được láng đều lên bề mặt và rộng hơn phần lớp bột xử lý mối nối nếu không sẽ không đạt tiêu chuẩn.
– Bả lần 2: bả tràn toàn bộ lên bề mặt tấm thạch cao và được tiến hành sau khi lớp bả lần 1 đã khô ráo và được vệ sinh những Mavia hay những gợn nhỏ. Bả lần 2 thường mỏng hơn lần 1. Thông thường, với thời tiết nắng ráo, khoảng thời gian giữa 2 lần bả là 72 tiếng. Tùy thuộc vào thời tiết.
Bước 3: Sơn lót trần thạch cao
Sau khi lớp bả khô và ổn định hoàn toàn tiến hành sơn lót để tạo lớp nền có độ bám dính, liên kết và đanh chắc tốt cho bề mặt trần thạch cao. Có thể sử dụng sơn lót thông thường hoặc sơn lót kháng kiềm.
Đối với các bề mặt tường, vữa trát… khuyến khích nên sử dụng sơn lót kiềm để đảm báo tránh nấm mốc, hoen ố về sau. Còn với bề mặt trần thạch cao việc sử dụng sơn lót kiềm là không cần thiết. Các bước sơn lót tiến hành như sau:
– Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết : Lu sơn, chổi sơn, giáo mác, khẩu trang, kính, khăn lau…
– Chọn loại sơn theo chỉ định.
– Kiểm tra hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng của thùng sơn.
– Pha thêm nước sạch vào thùng sơn lót, tỷ lệ theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
– Dùng chổi, con lăn, hoặc phun sơn lót lên bề mặt bả Matit.
Bước 4: Sơn phủ màu ( sơn nước)
Sơn phủ màu hoàn thiện là công đoạn cuối cùng của phần sơn bả. Chất lượng sơn phủ ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của không gian. Bề mặt sơn phủ phải đảm bảo độ đồng đều, nhẵn mịn như khuyến cáo của nhà sản xuất. Yêu cầu: Sơn đều mầu, độ dày đảm bảo ở tất cả các vị trí.
– Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết : Lu sơn, chổi sơn, giáo mác, khẩu trang, kính, khăn lau…v.v..
– Chọn màu sắc theo thiết kế. ( Bạn có thể liên hệ Sơn Sửa Nhanh để được tư vấn Phối màu sơn miễn phí ).
Kim Loan - Chuyên sơn klc
Địa chỉ: Số 147 đường 28 , Phường 6 , Quận Gò Vấp, TPHCM.
Chi nhánh: 253 Tân Hương , Phường Tân Quí, Quận Tân Phú, TPHCM
Fb: https://www.facebook.com/sonepoxyklc
Mail: Info@sonklc.com – Info@sonnuockimloan.com
Hotline : 0982.999.866 Fax : 028.3895.3999 – 028.3847.3569
Website: https://sonklc.com
Nhận xét
Đăng nhận xét